0

Sứ mệnh

“Nâng tầm doanh trí Việt – Nơi hội tụ những con người giá trị, những sản phẩm giá trị, để lan tỏa giá trị”

Thầy Ngô Minh Tuấn

Với ý nghĩa đó, Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam Global không ngừng hoàn thiện về hệ thống nhân sự, tìm kiếm, nâng cấp, các sản phẩm, dịch vụ trong nước và quốc tế nhằm mang tới cho hệ thống khách hàng của Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam ngày càng hạnh phúc, an lạc

Những con số đáng tự hào

30.000+

Học viên trong nước và quốc tế

50+

Chuyên gia trong mọi lĩnh vực

30+

Chương trình đào tạo chuyên sâu về Quản trị doanh nghiệp và Chuyển hóa tâm thức

ĐÁNH GIÁ TỪ HỌC VIÊN

Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam Global

Kiến tạo Doanh nhân Thành công & Hạnh phúc

Trụ sở

Tầng 5, tòa nhà SME Hoàng Gia, Đ Tô Hiệu, P. Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Email:

info@ceovietnam.edu.vn

Hotline:

0986 77 66 22

Đăng ký ngay

Để trở thành doanh nhân thành công & hạnh phúc

TIN TỨC DIỄN ĐÀN VÀ THẢO LUẬN

7 yếu tố quan trọng khi xác định khách hàng mục tiêu
Administrator . 10-09-2024, 3:52 PM

Khách hàng mua sản phẩm là để phục vụ cuộc sống của chính họ, như vậy để bán được sản phẩm thì người bán hàng cần nhận biết được đâu là nhóm khách hàng mục tiêu mà công ty mình hướng tới và nhu cầu của họ là gì. Trong bài viết này, hãy cùng Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam Global tìm hiểu 7 yếu tố quan trọng khi xác định khách hàng mục tiêu nhé! 7 yếu tố quan trọng khi xác định khách hàng mục tiêu Mục lục Khảo sát nhu cầu khách hàng Xác định khách hàng mục tiêu Khách hàng mục tiêu là gì? 7 yếu tố quan trọng khi xác định khách hàng mục tiêu Chuẩn nhận thức khách hàng Khảo sát nhu cầu khách hàng Để có thể tìm ra được nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cần phải hiểu được nhận thức của mỗi đối tượng khách hàng đối với sản phẩm của ta khác nhau như thế nào? Như vậy, giai đoạn quan trọng cần thực hiện chính là “Khảo sát nhu cầu khách hàng” Ví dụ: Khách hàng có nhu cầu mua một bộ vest: – CUỘC SỐNG của họ chính là “Mặc để làm gì, mặc để đi đâu, bao nhiêu tiền” – NHẬN THỨC của họ chính là “Như thế nào là đẹp? Như thế nào là chất lượng? Thế nào là rẻ, thế nào là đắt?” – HÀNH ĐỘNG của họ chính là quyết định mua hoặc không mua 3 từ khóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình xác định khách hàng mục tiêu Điều này chứng tỏ CUỘC SỐNG của mỗi khách hàng là khác nhau, vì vậy NHẬN THỨC của họ cũng là khác nhau, điều này quyết định HÀNH ĐỘNG mua hàng của họ cũng khác nhau. Xác định khách hàng mục tiêu Không phải khách hàng nào cũng có nhu cầu với một sản phẩm và không phải một sản phẩm sẽ đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng. Chính vì vậy mà người bán hàng cần xác định được đâu là thị trường mình muốn hướng tới và đâu là nhóm khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm của mình . Khách hàng mục tiêu là gì? Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng khách hàng trong phân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp bạn hướng tới. Đây là nhóm đối tượng khách hàng có nhu cầu về sản phẩm – dịch vụ của công ty và có khả năng chi trả cho sản phẩm – dịch vụ ấy. 7 yếu tố quan trọng khi xác định khách hàng mục tiêu Đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ công ty sẽ hiệu quả Danh mục xác định Câu hỏi Mục tiêu Đối tượng nào sử dụng sản phẩm dịch vụ công ty sẽ hiệu quả Thói quen của họ? Để đảm bảo sản phẩm dịch vụ của Công ty mang lại giá trị cho họ Tư duy nền tảng của họ? Tư tưởng của họ là gì? Tư tưởng của họ là gì? Quan điểm, góc nhìn của họ về sản phẩm? Sở thích của khách hàng Danh mục xác định Câu hỏi Mục tiêu Sở thích Họ thích nhất điều gì? Để xây dựng nội dung truyền thông quảng cáo Họ ghét nhất điều gì? Họ sợ nhất điều gì? Thói quen chi trả Danh mục xác định Câu hỏi Mục tiêu Thói quen chi trả Họ thường xuyên mặc cả? Để định giá bán sản phẩm và chính sách khách hàng Họ sẵn sàng trả giá cao nếu thỏa mãn nhu cầu? Thói quen tiếp cận thông tin Danh mục xác định Câu hỏi Mục tiêu Thói quen tiếp cận thông tin Họ thường tiếp cận kênh thông tin nào? Thời điểm nào? Để xây dựng kênh, thời điểm truyền thông – quảng cáo Họ có thói quen xem quảng cáo không? Họ có dị ứng với kiểu quảng cáo nào? Họ thích kiểu quảng cáo nào? Thói quen mua hàng Danh mục xác định Câu hỏi Mục tiêu Thói quen mua hàng Họ trực tiếp mua hay nhờ người khác mua? Để xác định Cơ sở vật chất (Không gian, nơi gửi xe, …) Họ đi một mình hay theo nhóm? Họ sử dụng phương tiện nào khi đi mua hàng? Thói quen ra quyết định Danh mục xác định Câu hỏi Mục tiêu Thói quen ra quyết định Họ có cần xem hàng trước khi trả tiền? Để xây dựng Key tư vấn và chốt sale Họ có cần khuyến mãi? Họ có bị ảnh hưởng bởi lời khuyên của người xung quanh? Họ có cần các giấy tờ chứng nhận bảo hành, mua lại? Họ có cần giá trị tăng thêm (Thẻ tích điểm,…)? Họ ghét kiểu tư vấn nào? Họ thích kiểu tư vấn nào? Họ tự ra quyết định hay cần phải tư vấn? Chuẩn nhận thức khách hàng Khách hàng mục tiêu có NHẬN THỨC đúng về sản phẩm hay không, đồng thời doanh nghiệp có cung cấp thông tin đúng về sản phẩm cho khách hàng hay không cũng sẽ ảnh hưởng tới thương hiệu, uy tín và mức độ thành công trong quá trình bán hàng. Vì vậy, một trong những yếu tố quan trọng tiếp theo chính là CHUẨN NHẬN THỨC KHÁCH HÀNG về sản phẩm. Và đây cũng chính là bản chất của quá trình TẠO NHU CẦU khách hàng trong Marketing. >> Xem thêm: Giải pháp dành cho giám đốc Marketing Khi doanh nghiệp đã hoàn toàn hiểu được khách hàng và khách hàng cũng có được nhận thức đúng đắn về sản phẩm của doanh nghiệp thì quá trình mua-bán sẽ thành công và trở thành quá trình trao đổi giá trị mang ý nghĩa lợi mình – lợi người – lợi chúng sinh. Hy vọng qua bài viết này, Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam Global có thể giúp quý anh/chị dễ dàng hơn trong việc xác định khách hàng mục tiêu cũng như có được quá trình kinh doanh thành công, mang lại lợi nhuận cao.

3 phương pháp tính lương hiệu quả
Administrator . 10-09-2024, 3:49 PM

Để điều hành đội ngũ tài năng, tại các doanh nghiệp lớn luôn có những chiến lược dùng người hoàn hảo. Vậy, có hay không một “phương pháp hiệu quả” để quản trị nguồn nhân lực? Hãy cùng Học viện doanh nhân CEO Việt Nam Global tìm hiểu về “3 phương pháp tính lương hiệu quả” mà các doanh nghiệp lớn đã và đang áp dụng. Phương pháp tính lương hiệu quả cho doanh nghiệp Mục lục Phương pháp 1: Tư duy ứng dụng phương pháp tính lương theo đặc thù doanh nghiệp Phương pháp 2: Quản trị dòng tiền & phân bổ quỹ lương theo cơ chế khoán Ứng dụng BSC để doanh nghiệp phát triển bền vững Phân bổ quỹ lương tới từng phòng ban, nhân sự Công cụ CCSC – Control Centre System of Company (bộ điều khiển trung tâm doanh nghiệp) Công cụ CCSD – Control Centre System of Department (bộ điều khiển trung tâm phòng ban) Công cụ CCSP – Control Centre System of Person (bộ điều khiển trung tâm từng nhân sự) KPI – Key Performance Indicator Phương pháp 3: Cách tính lương 3P hiệu quả Tính lương 3P là gì? Công thức tính lương 3P Phương pháp 1: Tư duy ứng dụng phương pháp tính lương theo đặc thù doanh nghiệp Nhân sự là một phần cực kỳ quan trọng của một doanh nghiệp và bất cứ một vị trí quản lý nào cũng cần trực tiếp vận hành nhân sự cấp dưới của mình. Có 2 phương pháp điều khiển nhân sự chính là sử dụng tiền lương, thưởng và sử dụng hệ thống quy trình, pháp chế. Trong đó, phương pháp chia hệ thống lương thưởng cho nhân sự chính là “chìa khóa” mang yếu tố quyết định hơn cả. Bởi, khi chủ doanh nghiệp biết cách phân chia hệ thống lương thưởng sẽ đảm bảo được lợi ích cho cả doanh nghiệp và đời sống cá nhân của nhân viên. Chỉ khi nhân viên có mức thu nhập thỏa đáng thì họ mới đồng lòng, làm việc tận tâm và đạt hiệu quả tối ưu nhất, khi đó hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên. > Xem thêm: Nghệ thuật “Dùng tiền” để thực tế hóa mọi chiến lược Phương pháp 2: Quản trị dòng tiền & phân bổ quỹ lương theo cơ chế khoán Cơ Chế Khoán CCVE (Culture – Cost – Volume – Effectiveness): Là cơ chế khoán toàn diện trong doanh nghiệp, bao gồm: Khoán về hiệu quả công việc. Khoán về mục tiêu khối lượng công việc, chi phí vận hành, quỹ lương và khoán về nội quy, văn hóa công ty. Thông qua các bộ điều khiển: Bộ điều khiển trung tâm của Doanh nghiệp CCSC. Bộ điều khiển trung tâm của Phòng ban CCSD. Bộ điều khiển trung tâm của Cá nhân CCSP. Trên thực tế, điều mà bất cứ một CEO nào cũng mong muốn đối với doanh nghiệp của mình là một hệ thống vận hành tự động và chủ động từ trên xuống dưới, từ doanh nghiệp đến từng phòng ban và đến từng cá nhân. Ứng dụng BSC để doanh nghiệp phát triển bền vững BSC là viết tắt của Balanced ScoreCard – Thẻ điểm cân bằng doanh nghiệp. Bản chất, thẻ điểm cân bằng (BSC) là công cụ giúp doanh nghiệp hoạt động một cách bền vững. Với 4 yếu tố chính: mặt trận khách hàng, mặt trận tổ chức, mặt trận khách hàng, mặt trận nhân sự và mặt trận tài chính. Mặt trận khách hàng: Xây dựng sứ mệnh doanh nghiệp và tạo trải nghiệm khách hàng tuyệt vời. Mặt trận tổ chức: Xây dựng mô hình kinh doanh, mô hình quản trị, hiệu quả kinh doanh, cấu trúc vốn và cơ cấu tổ chức. Mặt trận nhân sự: Xây dựng quy chế lương, thưởng; quy chế phúc lợi; quy chế đào tạo và tuyển dụng. Mặt trận tài chính: Kiểm soát doanh thu, chi phí, lợi nhuận; Kiểm soát được dòng tiền và chia lợi tức cho các cổ đông. HĐQT tạo ra chiến lược với công cụ BSC (Thẻ điểm cân bằng). Sau đó, CEO chịu trách nhiệm thực thi, xây dựng cơ chế khoán theo hạn mức của từng phòng ban để vận hành. Bằng cách sử dụng cơ chế khoán bao gồm: Công cụ CCSC, CCSD và CCSP. Phân bổ quỹ lương tới từng phòng ban, nhân sự Công cụ CCSC – Control Centre System of Company (bộ điều khiển trung tâm doanh nghiệp) Công cụ này sẽ giúp hội đồng quản trị có thể giao trách nhiệm chi phí hiệu quả và hạn mức cho CEO. Từ CCSC sẽ bao gồm cả chiến lược của doanh nghiệp bao gồm chiến lược về doanh thu, về con người, sản phẩm và thị trường… Từ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, CEO sẽ xây lên hệ thống điều khiển trung tâm (bảng dòng tiền) của doanh nghiệp CCSC. Hệ thống điều khiển trung tâm của doanh nghiệp CCSC là hệ thống điều khiển giúp cho doanh nghiệp: Luôn kiểm soát được dòng tiền vào ra. Điều khiển, phân bổ và kiểm soát tiền đến các phòng ban. Luôn đo lường và kiểm soát sức khỏe của doanh nghiệp. Luôn kiểm soát được mục tiêu doanh số Luôn kiểm soát được mục tiêu chi phí (quỹ lương, vận hành, sản xuất,…) Đảm bảo được lợi nhuận. Công cụ CCSD – Control Centre System of Department (bộ điều khiển trung tâm phòng ban) Giúp CEO có thể cài chiến lược đến từng bộ phận phòng ban thông qua các chỉ số: Trách nhiệm, Hạn mức, Chi phí vận hành và Quỹ lương thưởng. Nhìn vào CCSD hoàn toàn có thể thấy tầm quan trọng cũng như mức độ ảnh hưởng tới doanh nghiệp của phòng ban đó. Hệ thống điều khiển trung tâm của phòng ban CCSD là hệ thống điều khiển giúp cho từng phòng ban: Kiểm soát được luồng công việc. Phân bổ các chỉ tiêu kế hoạch. Hạn mức chi phí và điều khiển đến từng cá nhân. Phòng ban đó đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra. Đạt được chi phí vận hành nằm trong hạn mức chi phí được giao. Minh bạch về quỹ lương. Tạo động lực cho nhân sự trong phòng ban làm việc tốt nhất. Công cụ CCSP – Control Centre System of Person (bộ điều khiển trung tâm từng nhân sự) Bản chất CCSP bao gồm Nội Quy, Mô tả công việc, Khối lượng công việc, Chất lượng công việc và quỹ lương … của nhân sự. Hệ thống điều khiển trung tâm của cá nhân CCSP là hệ thống điều khiển cho từng cá nhân: Tự kiểm soát được khối lượng công việc. Hiệu quả công việc cần phải đạt được. Nhìn thấy trước được mức lương mình có thể đạt được như thế nào để luôn có động lực làm việc. Thực hiện đúng nội quy công ty. Luôn có động lực làm việc bởi việc biết trước được quỹ lương để chủ động đạt được mức lương mà họ mong đợi cùng với khả năng của mình. KPI – Key Performance Indicator KPI là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của một bộ phận trong một công ty hoặc sự vận hành của cả công ty. Công cụ này sẽ chỉ là 1 phần trong CCSP. Ngoài ra nhìn vào CCSP có thể giúp CEO cài được chiến lược đến từng nhân sự bằng những con số bao gồm khối lượng hiệu quả cũng nhưng hạn mức quỹ lương cho vị trí đó. Phương pháp 3: Cách tính lương 3P hiệu quả Sử dụng lương 3P để công bằng và minh bạch. Công bằng và minh bạch thì sẽ làm nhân viên nỗ lực để điều chỉnh kết quả phù hợp với tỷ lệ so với nhân viên khác. Và mặc nhiên, công cụ lương 3P có trong hệ thống Quản trị nhân sự sẽ góp phần tạo ra nhóm nhân viên Gắn kết có hành vi vì hiệu quả của tổ chức. Tính lương 3P là gì? P1 – Vị trí công việc (Position): Mức lương CEO trả cho nhân sự theo vị trí công việc trên thị trường hiện tại có thể hiểu ngầm là mức lương cứng cơ bản. Thông thường, CEO sẽ cần khảo sát thị trường kết hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, để thiết lập chuẩn chỉnh hệ thống lương P1 này, quan trọng nhất vẫn là dựa vào Hệ thống bản mô tả công việc. Đây là cơ sở để CEO phân tích công việc, định chuẩn chức danh cho nhân sự. Từ đó giúp việc thiết lập ngạch lương, bậc lương theo vị trí công việc được rõ ràng, bài bản hơn. P2 – Năng lực cá nhân (Person): Để giúp cho CEO “nhẹ gánh” hơn khi tính lương P2, mô hình ASK được áp dụng phổ biến. ASK bao gồm: Attitude (Thái độ), Skills (Kỹ năng) và Knowledge (Kiến thức). CEO sẽ lên thang điểm tương ứng cho những kỹ năng này. Và để loại bỏ yếu tố cảm tính, mang lại sự công bằng nhất, CEO cần tham chiếu với Bộ Từ điển năng lực doanh nghiệp. Bộ Từ điển năng lực doanh nghiệp sẽ là trợ thủ đắc lực giúp đơn giản hóa lương P2. Đồng thời, CEO có thể giữ chân nhân viên tài năng, những nhân viên còn hạn chế về năng lực sẽ có động lực tự cố gắng, trau dồi bản thân. P3 – Kết quả công việc (Performance): Trả lương theo kết quả công việc việc P3 là cách để CEO tạo động lực cho nhân viên nâng cao hiệu suất, phát huy hết năng lực cá nhân. Và hệ thống đánh giá KPIs chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc tính lương P3 này. Với các chỉ tiêu được lượng hóa 100%, phương pháp chấm điểm trọng số khoa học sẽ cho ra kết quả đánh giá hoàn thành công việc chính xác nhất, việc tính lương P3 trở nên công việc đơn giản nhất. Công thức tính lương 3P Lương cứng (P1 + P2): Là phần chắc chắn được nhận. Phần chủ doanh nghiệp trả cho nhân sự để nhân sự đi làm đúng và đủ quy chế, văn hóa công ty. Lương mềm (P3 – KPI): Là phần có thể nhận được nếu hoàn thành chỉ số công việc được giao theo tỷ lệ nhất định nào đó. %Doanh số: Là phần có thể nhận được nếu có doanh số cũng theo mức độ nào đó. Trong đó: – P1: Lương theo giá trị công việc. Các vị trí khác nhau sẽ có lương P1 (cơ bản) khác nhau. – P2: Lương theo năng lực. Cùng một vị trí nhưng năng lực khác nhau thì phần lương này sẽ khác nhau. P2 thường được dùng như là phần áp dụng cho chính sách tăng lương theo định kỳ dựa vào kết quả công việc P3 và bài đánh giá năng lực. – P3: Lương theo kết quả công việc. Phần lương (thưởng) được nhận thêm khi hoàn thành các chỉ tiêu công việc được cao theo một quy chế nào đó (có nơi cào bằng mức thưởng, có nơi phân biệt …). Cụ thể: Phần 1: Là phần cố định không đổi và phù hợp với chuẩn thị trường và trên lương tối thiểu. Và phần này gần như không thay đổi trừ khi lương tối thiểu thay đổi. Tác dụng của việc này là không gây ra tình trạng người sau vào lương cao hơn người trước do đàm phán lương giỏi. Phần 2: Là phần theo năng lực. Đây là phần tăng theo định kỳ. Nhưng phần này cũng không nên nhiều mà chỉ cần tạo ra khoảng cách giữa người giỏi và không giỏi. Phần 3: Là phần theo kết quả công việc. Đây chính là phần tùy biến. Chúng ta có thể áp mức thưởng theo mức chỉ số công việc được giao. Việc nặng hơn thì thưởng sẽ cao hơn. Khi thay đổi chỗ này, nhân viên của chúng ta sẽ không có cảm giác bất công. Ví dụ cho dễ hiểu hơn: Vị trí A – Lương cơ bản (lương cứng): 4 triệu (> lương tối thiểu) – Lương năng lực (%doanh số): Level 1: 1 triệu Level 2: 2 triệu Level 3: 3 triệu – Lương kết quả công việc (lương mềm): Level 1: Khối lượng công việc 1 – Thưởng 3 triệu Level 2: Khối lượng công việc 2 – Thưởng 4 triệu Level 3: Khối lượng công việc 3 – Thưởng 5 triệu Như vậy khi một giám đốc kinh doanh xây dựng được cơ chế khoán (chi phí, hạn mức tài chính, hạn mức chính sách kinh doanh…) sẽ giúp công việc trong phòng kinh doanh được vận hành trơn tru, bài bản. Và đặc biệt đối với phương pháp tính lương hiệu quả sẽ giúp giám đốc kinh doanh quản lý nhân sự tốt hơn. Học viện CEO Việt Nam Global cung cấp Chương trình CEO Quản Trị – giúp chủ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cơ chế khoán cũng như các phương pháp quản trị và vận hành hệ thống kinh doanh của mình. Hy vọng bài viết trên có thể giúp cho chủ doanh nghiệp có “phương pháp tính lương hiệu quả” để quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp!

3 bước khám phá bản thân để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp
Administrator . 10-09-2024, 3:46 PM

Nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của mỗi người. 8 tiếng là một khoảng thời gian rất dài trong mỗi ngày của chúng ta, vì thế có một nghề nghiệp phù hợp và cảm thấy hạnh phúc là vô cùng quan trọng. Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam Global cung cấp cho bạn 3 bước nhằm khám phá bản thân để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Mục lục 1. Phân tích giá trị sống (Mong muốn trong cuộc sống của bạn là gì?) 2. Định vị năng lực bản thân (Đâu là điểm mạnh/ điểm yếu của bạn?) 3. Trải nghiệm để đúc kết (Công việc có thật sự phù hợp với năng lực?) 1. Phân tích giá trị sống (Mong muốn trong cuộc sống của bạn là gì?) Giá trị sống là những điều con người cho là quý giá nhất đối với bản thân họ và nó định hướng cho mọi hành động của họ. Giá trị sống của người này có thể là hòa bình, trung thực, tôn trọng, yêu thương,…cũng có người chọn điều quý giá nhất đối với họ là tiền bạc quyền lực, sự an nhàn, danh vọng, sự hưởng thụ ,…Như vậy giá trị sống mang tính cá nhân, không phải giá trị sống của mọi người đều giống nhau. Có người mong muốn chỉ cần một thu nhập ổn định và một gia đình hạnh phúc. Có người lại mong muốn trở nên nổi tiếng, có địa vị và kiếm được nhiều tiền. Họ dốc hết thời gian cho việc xây dựng hình ảnh cá nhân và họ cảm thấy hạnh phúc với điều đó. Có những người thì họ cũng chả cần nổi tiếng, nhiều tiền mà họ cũng chả cần gia đình, thứ mà họ coi trọng lớn nhất đó là bạn bè và các mối quan hệ trong xã hội. Vì vậy họ sẽ đầu tư quỹ thời gian và tiền bạc cho những mối quan hệ đó miễn sao chỉ cần có anh em bạn bè là họ hài lòng. Có những người có thể từ bỏ gia đình để sống một cuộc sống thoải mái. Họ có thể từ bỏ một công việc vất vả để sống một cuộc sống an nhàn với những điều giản dị, miễn sao họ cảm thấy thoải mái, hạnh phúc. Như vậy để tìm kiếm mong muốn ở chính bản thân ta là điều không hề khó. Có thể bằng quan sát, phân tích những sở thích, niềm hạnh phúc, thú vui, trách nhiệm,…. thì bất cứ ai cũng đều tìm được mong muốn trong cuộc sống của mình là gì. Xem thêm: 3 việc cần làm trong cuộc sống để không hối hận 2. Định vị năng lực bản thân (Đâu là điểm mạnh/ điểm yếu của bạn?) Sau khi đã tìm được mong muốn của bản thân thì bước thứ hai chính là xác định năng lực sở trường để biết đâu là điểm mạnh, điểm yếu. Điểm mạnh là kỹ năng, khả năng và trình độ của bạn. Cũng có thể bao gồm kinh nghiệm làm việc, học vấn, các bằng cấp bổ sung và các chứng chỉ. Điểm yếu là bất cứ điều gì bạn cần cải thiện. Chẳng hạn như cần thêm kinh nghiệm cho một công việc tiềm năng. Ví dụ: Những điểm yếu khác có thể bao gồm hạn chế về số giờ làm việc hạn chế nếu bạn vẫn còn đi học. Điều quan trọng là phải trung thực khi xác định điểm yếu của chính mình. Xem thêm: Phương pháp phát triển bản thân từ gốc 3. Trải nghiệm để đúc kết (Công việc có thật sự phù hợp với năng lực?) Để chắc chắn về mặt năng lực sở trường, điểm mạnh/điểm yếu thì bắt buộc bạn phải trải qua lao động và trải nghiệm. Làm thử mới biết có làm được hay không, làm sai thì mới có thể sửa sai để làm đúng. Không làm thì sẽ chỉ là lời nói, làm sai không sửa thì vẫn sẽ sai. Cho nên chúng ta thường hay nghe đến câu:“Nghề chọn người chứ người không chọn nghề”. Bởi vì không ai làm duy nhất một công việc đến cuối đời, ai bắt đầu sự nghiệp cũng đều sẽ thay đổi 5-7 nghề, tức là sau khi đã xác định được mong muốn và điểm mạnh/ điểm yếu của bản thân thì cần bắt tay vào làm mới có trải nghiệm để đúc kết và đưa ra được lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất. Mong rằng qua bài viết này bạn đã có câu trả lời mình cần và khám phá bản thân để chọn nghề nghiệp phù hợp. Vậy bạn đã thực sự sẵn sàng cho các bước tiếp theo trên hành trình sự nghiệp của mình chưa. Để làm được hay không thì phụ thuộc chính vào bạn! Thân xác của bạn có sẵn sàng lao động hay không phụ thuộc vào bạn sẵn sàng nỗ lực chịu khó hay chỉ muốn “ngồi mát ăn bát vàng” mà thôi. Chúc bạn sớm tìm được nghề phù hợp với mình! Đón đọc các nội dung tiếp theo nhé!

THÔNG BÁO TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH CHỦ TỊCH DOANH NGHIỆP K125
Administrator . 07-08-2024, 11:37 AM

Học viện CEO Việt Nam Global trân trọng thông báo tổ chức Chương trình huấn luyện “ CHỦ TỊCH DOANH NGHIỆP ” K125 do ông Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Global trực tiếp đào tạo xuyên suốt 3,5 ngày tại Khu nghỉ dưỡng sang trọng và Du thuyền đẳng cấp 5* tại đẳng cấp bậc nhất tại Đảo Tuần Châu, Hạ Long. Mục lục Đối tượng tham gia Mục tiêu chương trình Nội dung chương trình Thời gian, địa điểm tổ chức Các hoạt động nổi bật tại chương trình Thông tin đăng ký Đối tượng tham gia – Chủ tịch HĐQT – CEO quản trị, Giám đốc marketing – Giám đốc chức năng (CCO,CPO,CFO,CHRO) Mục tiêu chương trình Huấn luyện học viên chủ động đóng gói được tài liệu của doanh nghiệp để nhân bản hệ thống Huấn luyện học viên trở thành Bác sĩ Doanh nghiệp để tham gia triển khai tư vấn tại Doanh nghiệp khách hàng của Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam Global hoặc chủ động mở được Doanh nghiệp tư vấn Nội dung chương trình Với 6 MODULE GIÁ TRỊ, Chương trình giúp các Chủ tịch và CEO nắm trong tay Bản đồ tổ chức và kiểm soát hoạt động Doanh nghiệp một cách toàn diện, hướng đến mục tiêu xây dựng Hệ sinh thái Doanh nghiệp lớn mạnh: Tư duy hệ thống chiến lược trong xây dựng, phát triển, quản trị và vận hành Doanh nghiệp; Tái cấu trúc mô hình quản trị thông minh; Tái cấu trúc nhân sự cấp cao; Cấu trúc vốn hệ thống Doanh nghiệp; Quản trị các mối quan hệ với Cổ đông và HĐQT một cách chuyên nghiệp; Hỏi đáp trực tiếp cùng ông Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Global. Chương trình huấn luyện Chủ tịch Doanh nghiệp K97 Chương trình huấn luyện “Chủ tịch Doanh nghiệp” là nơi quy tụ các Sharks để cùng mở rộng kết nối và chia sẻ kinh nghiệm thực chiến trong điều hành và quản trị Doanh nghiệp. Đặc biệt. chương trình TRI ÂN DÀNH RIÊNG CHO SHARKS với CHIẾT KHẤU có 102 từ trước tới nay. Rất mong được gặp Quý Anh Chị trong chương trình đặc biệt, kết hợp giữa HỌC TẬP và NGHỈ DƯỠNG đẳng cấp nhất của Học viện CEO Việt Nam Global trong năm 2024! Thời gian, địa điểm tổ chức Thời gian: Từ Thứ 5 – Chủ nhật | Ngày 25 – 28/4/2024 Địa điểm: Khu nghỉ dưỡng Paradise Suites, Đảo Tuần Châu, Hạ Long Các hoạt động nổi bật tại chương trình – Khóa học dành riêng CHỦ TỊCH DOANH NGHIỆP – 3.5 ngày huấn luyện cùng Ông Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Global – Kết hợp trải nghiệm nghỉ dưỡng sang trọng: Đào tạo trên Du thuyền Paradise Elegance & Khu nghỉ dưỡng Paradise Suites đẳng cấp 5* – Hoạt động kết nối cộng đồng Chủ tịch Doanh nghiệp – Thiền đón bình minh và chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vùng Vịnh Di sản – Dạ tiệc Doanh nhân, thưởng thức mỹ vị ẩm thực Á – Âu Thông tin đăng ký Quý Anh/ Chị đã sẵn sàng “LÊN DU THUYỀN” cùng Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam Global tại chương trình “ HUẤN LUYỆN CHỦ TỊCH DOANH NGHIỆP ”? Đăng ký tham gia ngay để sở hữu ƯU ĐÃI trước: 24h ngày 20/4/2024 Link đăng ký: https://ceovietnam.edu.vn/products-ceo/ban-do-phat-trien-doanh-nghiep-cua-chu-tich-chairman-ship/